Những vụ um xùm quanh những tấm vé số độc đắc

Những chuyện ì xèo ấy đã khiến chủ nhân của những tấm vé số ấy cũng phải khóc dở mếu dở.

Lỡ làm rách vé số, không được nhận giải
Mấy ngày gần đây, tờ vé số bị rách làm đôi của ông Dương Văn Tùng (ngụ tại tổ 15, ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) trở thành tâm điểm, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Người ta quan tâm tới chiếc vé số không chỉ vì giá trị của nó tới 100 triệu đồng mà còn vì chủ nhân của nó lại có hoàn cảnh khá đặc biệt: không đất đai, hoàn cảnh rất khó khăn, hiện đang nợ gần 50 triệu đồng mà không có khả năng trả, trong khi, hai đứa con ông đều đi làm thuê, bản thân ông đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn phải đi làm mướn kiểu ai kêu gì làm đó.
Những vụ ì xèo xung quanh tấm vé độc đắc 1
Dù sự việc xảy ra đã 3 tháng nay nhưng ông Tùng vẫn giữ chiếc vé số bị rách làm đôi.
Chiều 27 Tết, khi xem ket qua xo so biết tin chiếc vé số mình mua trúng giải phụ đặc biệt 100 triệu đồng, ông Tùng reo lên thông báo cho con cháu biết. Mọi người giành nhau xem và người cháu gọi ông Tùng là cậu đã lỡ giật mạnh tay, làm tờ vé số rách làm hai. Vì sự cố này, công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Kiên Giang không đồng ý cho ông Tùng nhận giải vì theo quy định trả thưởng ghi trên mặt sau của mỗi tờ vé số "tờ vé số trúng thưởng phải còn nguyên hình, nguyên số, không tách rời chắp vá".
Sự việc xảy ra, nhiều người cảm thấy tiếc và thương cho hoàn cảnh của ông Tùng và cho rằng, công ty xổ số nên xem xét trả thưởng cho ông nếu không trả trọn vẹn thì có thể xem xét trả một phần giải thưởng coi như an ủi.
Tuy nhiên, ông Tùng không phải là trường hợp duy nhất không được nhận thưởng do rách vé số. Năm 2010, ông Nguyễn Văn Hiếu, 61 tuổi, ngụ ấp Bình Hưng Hạ, xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), cũng từng trúng số của công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang 100 triệu đồng nhưng không được nhận thưởng vì vé số bị rách một góc dù số trúng thưởng vẫn còn nguyên. Đại diện của công ty xổ số đã lên tiếng khẳng định không trao thưởng cho những trường hợp vé số bị rách theo đúng quy định ghi ở mặt sau tấm vé.
Tranh vé độc đắc với cô chủ nhiệm
Đây cũng là một vụ việc khá hy hữu liên quan đến tấm vé số tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng xảy ra vào tháng 11/2012. Khi biết tin cô giáo Phạm Thị Tâm trúng giải với tấm vé số 091649, hai em Thu và Phương - học sinh lớp 4B trường tiểu học Phả Lễ do cô Tâm chủ nhiệm đã khiếu nại đến ban giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương vì cho rằng tấm vé số trúng giải là của mình.
Vụ việc xuất phát từ việc cô Phạm Thị Tâm được nhà trường giao cho 6 tấm vé số để vận động các em học sinh lớp 4B mua ủng hộ để có kinh phí tu bổ, xây dựng tượng đài các anh hùng liệt sĩ của huyện. Cô Tâm mua 1 vé, 4 vé khác đã có 4 em mua, còn 1 tấm vé xo so can tho còn lại thì em Thu và Phương chung tiền mua, nhưng do 2 em này ai cũng đòi giữ vé nên cô Tâm quyết định giữ hộ và ghi tên 2 em vào đằng sau tấm vé.
Những vụ ì xèo xung quanh tấm vé độc đắc 2
Tấm vé số trúng thưởng khiến học trò khiếu kiện cô giáo chủ nhiệm.
Sau khi xem xét xác minh, UBND xã Phả Lễ đã xác định tấm vé trúng giải độc đắc trị giá 200 triệu đồng thuộc sở hữu của cô giáo Tâm. 2 em học sinh cũng thừa nhận là đã nhớ nhầm 2 số cuối vé không trúng thưởng của mình là 94 thành số 49 như vé trúng thưởng của cô giáo. Dù vụ việc đã được làm rõ, tấm vé số đã về đúng với chủ nhân của nó nhưng dù sao, việc tranh giành vé trúng thưởng dù biết là không phải của mình là một hành động không đáng có của các em học sinh.
Lấy vé số trúng thưởng của người khác
Tháng 9/2011, một vụ gian dối vé số trúng thưởng của công ty xổ số kiến thiết Bình Phước cũng một phen gây tranh cãi suốt 3 tháng trời mới được giải quyết.
Vụ việc bắt đầu khi ông Trương Tấn Tài (Vĩnh Long) mua 3 tờ vé số của công ty xổ số Bình Phước nhưng bị mưa làm ướt, rồi lại nhúng vào chậu giặt nên ông dùng bàn là ủi là phẳng. Sau khi biết mình trúng giải một trong 3 tờ vé số trị giá 1,5 tỷ đồng, ông Tài mang vé số đi lĩnh thưởng nhưng không được vì công ty cho rằng tờ vé số bị mờ, không còn dấu giáp lai. Không biết làm thế nào, ông Tài đến văn phòng luật sư Đào Xuân Thành nhờ tư vấn pháp lý với điều kiện nếu thắng, ông Thành sẽ được 500 triệu đồng.
Lợi dụng việc này, ông Thành mang tờ vé số đi lĩnh thưởng với tư cách mình là chủ nhân của tờ vé số mà không có giấy ủy quyền của ông Tài. Công ty xổ số cũng không trả thưởng cho ông Thành vì phát hiện nhiều nghi vấn. Ông Tài cũng phát hiện sự gian dối của luật sư Thành nên hủy hợp đồng tư vấn pháp lý.
Sau đó, công ty xổ số đã cử người đi xác minh “đường đi” của tờ vé số và xác định ông Tài mới là chủ nhân đích thực của tờ vé số.
Một vụ việc lấy vé số của bạn cũng xảy ra cách đây 5 năm về trước, khi ông Bùi Văn Chẩn (quê Thanh Hóa, tạm trú ấp 5, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) bị người anh em kết nghĩa Phan Đình Thuận lấy cắp vé số trúng thưởng.
Chuyện bắt đầu vào một ngày, 2 ông đang ngồi nhậu ở quán thì người bán vé số vào mời mua. Ông Chẩn mua liền 10 tờ vé số và đến chiều, ông Chẩn đưa vé số cho ông Thuận dò giùm qua điện thoại. Biết ông Chẩn trúng 7 tờ độc đắc, ông Thuận không những không thông báo mà còn giả vờ vé không trúng, vò vứt vào góc nhà. Ông Chẩn dù say nhưng vẫn lọ mọ nhặt, vuốt lại xấp vé số xo so ninh thuan bỏ vào túi quần.
Ý định chiếm đoạt những chiếc vé số thôi thúc, trên đường về, ông Thuận 2 lần móc túi ông Chẩn lấy vé số nhưng không thành nên ngỏ ý đưa ông Chẩn về khách sạn trên thị trấn ngủ. Sáng sớm hôm sau, ông Thuận lấy cớ có việc phải đi sớm, khi ông Chẩn phát hiện ra mình trúng thưởng 875 triệu đồng thì 7 tấm vé số đã không cánh mà bay. Khi ông Chẩn đề nghị ông Thuận trả lại vé số và chia 50-50 giải thưởng không được, ông đành nhờ đến cơ quan chức năng.
Với những chứng cứ và lời khai xác thực, ông Thuận đã bị bắt giam và phải thừa nhận tội lỗi của mình. Giấc mơ trúng độc đắc bằng vé số người khác của ông tan thành mây khói và ông còn phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật.
SHARE

About Nguyen Anh

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét