Tờ Washington Post đã đưa ra 5 lý do Trung Quốc bị hắt hủi trong quan hệ quốc tế, trong đó có việc Trung Quốc trỗi dậy quá nhanh, thái độ ngày càng hiếu chiến, bội tín với các nước láng giềng và chính sách đối ngoại tập trung chủ yếu vào kinh tế...
Trung Quốc có thái độ ngày càng hiếu chiến trong các tranh chấp trên biển.
Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ khi đó Hillary Clinton đã phát biểu tại một cuộc họp của các nước châu Á rằng Mỹ “có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tiếp cận tự do với các vùng biển chung của châu Á và tôn trọng luật quốc tế ở Biển Đông”.
Với Trung Quốc, đây là những từ “gây chiến”. Nhưng thật bất ngờ, không một nước nào phản đối điều đó. Thay vào đó 12 nước láng giềng của Trung Quốc đã ra tuyên bố ủng hộ quan điểm của bà Clinton. Không những thế, để dự đoán và xem ket qua xo so bạn hãy truy cập vào đây.
Đó chỉ là một ví dụ cho một thực tế đơn giản: Trung Quốc có ít sự quen biết và ít bạn bè. Tờ Washington Post từng đưa tin: “Sự vươn dậy về quân sự của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền ngày càng hiếu chiến của nước này đối với những nhóm đảo, bãi san hô, bãi cát phần lớn không có người ở, đã đặt nước này trong thế va chạm với các nước láng giềng, các nước cũng tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo đó, và với Mỹ, nước có quan hệ đồng minh quan trọng với 3 trong số các nước tuyên bố chủ quyền đối đầu với Trung Quốc, sẽ có trách nhiệm bảo vệ họ trong trường hợp xảy ra tấn công”.
Tờ báo dẫn thông tin của học giả Viện Brookings Bruce Jones nhấn mạnh rằng Mỹ “có hơn 50 đồng minh, chiếm hơn 1/4 các quốc gia trên thế giới”. Trong khi “đồng minh chiến lược” của Trung Quốc “rất ít”. Vậy điều gì đã tạo nên khoảng cách lớn đến vậy?
1. Lịch sử: Kinh nghiệm của Trung Quốc thời Chiến tranh Lạnh khi vận động qua lại giữa Mỹ và Liên Xô đã hình thành mối ác cảm hiện tại của họ đối với việc thành lập liên minh. Trung Quốc cam kết theo đuổi một "chính sách đối ngoại hòa bình độc lập, tự chủ" vào năm 1982. Theo Feng Zhang, một học giả tại Đại học quốc gia Úc, Trung Quốc “ luôn bác bỏ liên minh là một nguyên tắc của chính sách ngoại giao, phỉ báng nó là tàn tích của Chiến Tranh Lạnh, không phù hợp với đạo đức của người Trung Quốc”.
Đặc biệt khi chính quyền Obama thực hiện “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc xem mạng lưới liên minh của Mỹ trong khu vực là công cụ kiềm tỏa sự trỗi dậy của nước này.
2. Ý thức hệ: Trong khi tin rằng giá trị của mình là nổi trội, Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề trong nội bộ đất nước, khiến họ gặp khó, nếu không nói là không thể, hình thành niên minh với các nền dân chủ.
3. Tư tưởng "cá to, ao nhỏ": Lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, quy mô áp đặt (cả về dân số và lãnh thổ) và vị trí đầy thách thức (có 14 nước láng giềng) có nghĩa nghi ngại của các nước láng giềng đối với Trung Quốc là lẽ tự nhiên. Ngoài ra, kết quả xo so can tho cũng liên tục được cập nhật.
Tuy nhiên thái độ của Trung Quốc những năm gần đây, tự đặt ra biên giới biển bao trùm khoảng 80% Biển Đông, áp dụng các biện pháp gây sức ép và đôi khi là áp bức nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình và đưa ra quan điểm ngày càng hiếu chiến về lợi ích cốt lõi, đã phá hỏng khả năng đạt được mục tiêu “trỗi dậy hòa bình” của nước này ở châu Á-Thái Bình Dương.
4. Trung Quốc tập trung chủ yếu vào phát triển trong nước: Trong khi thái độ đối với các nước láng giềng ngày càng hiếu chiến, hoạt động bên ngoài châu Á-Thái Bình Dương của nước này thường là về giao dịch. Trung Quốc thiết lập các đối tác kinh tế khắp thế giới, không cần quan tâm nhiều tới bản chất của các chính phủ họ đang làm ăn. Tuy nhiên, một liên minh bền chặt lại cần ít nhất là một số sự tương đồng về giá trị và yêu cầu chiến lược.
5. Trung Quốc trỗi dậy-quá nhanh: Daniel Kliman, thuộc Quỹ Marshall Đức, gần đây so sánh sự trỗi dậy 30 năm qua của Trung Quốc (1982-2012) với sự trỗi dậy của Mỹ (1870-1900), Đức (1870-1900), Liên Xô (1945-75) và Nhật Bản(1960-90), khi xét về vấn đề phát triển kinh tế toàn cầu, thương mại và chi tiêu quốc phòng. Ông kết luận trong 30 năm Trung Quốc “đã đi xa hơn, nhanh hơn bất kỳ cường quốc đang lên nào trong nhóm so sánh”.
Và tốc độ trỗi dậy như vậy thường đi liền với lo lắng, đặc biệt là khi nó xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc đang trở thành siêu cường của thế giới.
Trong khi Trung Quốc ủng hộ cấu trúc an ninh khu vực mới giảm sự thống trị của liên minh do Mỹ đứng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng nước này lại không có vẻ muốn xem xét lại quan điểm cơ bản của mình về việc thành lập liên minh. Và theo các chuyên gia về Trung Quốc, “những hạn chế của nguyên tắc không liên kết đã rõ ràng”.
Theo Dantri
Theo Dantri
0 nhận xét:
Đăng nhận xét